Bệnh lậu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị, kèm hình ảnh

Bệnh lậu cùng với một số bệnh xã hội khác có tỷ lệ người mắc rất cao. Bệnh lậu là gì? Hiểu được khái niệm về bệnh từ đó người bệnh sẽ dễ nhận biết được triệu chứng bệnh lậu, từ đó có phương hướng để điều trị bệnh lậu sao cho phù hợp. Hiểu rõ hơn vấn về bệnh qua nội dung sau đây nhé!

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là gì?

Lậu (tên gọi khác là lậu mủ) là bệnh lây truyền qua đường tình dục do song cầu khuẩn lậu gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra. Loại vi khuẩn này thường ký sinh tại bộ phận sinh dục, những nơi ẩm ướt, kín đáo như đường niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung, mắt, hậu môn.

Vi khuẩn lậu là một loại vi khuẩn xếp thành từng cặp, dài khoảng 1,6m, rộng khoảng 0,8m, chỉ tồn tại trong một vài giờ và có tốc độ phân chia cực nhanh.

Bệnh có khả năng cao lây nhiễm qua đường sinh dục ở nam giới và nữ giới. Những người trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là những người đã có quan hệ tình dục có nguy cơ cao mắc bệnh lậu.

Vi khuẩn lậu khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều tác hại ở các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, khả năng sinh sản.

Bệnh lậu được chia thành 2 loại chính: Lậu cấp tính và lậu mãn tính. Bệnh lậu ở giai đoạn mãn tính là hậu quả của bệnh lậu cấp tính do không được điều trị kịp thời.

Như nhiều bệnh xã hội khác, bệnh lậu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản. Ở nữ giới bệnh lậu dễ biến chứng thành viêm vùng chậu, viêm vòi trứng… ở nam giới bệnh gây viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm ống dẫn tinh… cực kỳ nguy hiểm.

Dấu hiệu của bệnh lậu

Thời gian ủ bệnh lậu thường là từ 3 – 5 ngày sau khi vi khuẩn lậu tấn công vào cơ thể. Sau thời gian ủ bệnh, các biểu hiện, triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện:

  • Bộ phận sinh dục ngứa ngáy, tiết nhiều dịch mủ đặc có màu trắng đục, màu xanh gây ẩm ướt khó chịu.
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu liên tục. Nước tiểu nóng, đục, đôi khi có lẫn mủ, máu.
  • Có cảm giác nóng rát, bỏng khi đi tiểu.
  • Đau đớn, khó chịu mỗi khi quan hệ tình dục, giảm khoái cảm, ham muốn.
  • Triệu chứng toàn thân bao gồm: Mệt mỏi, sốt, nổi hạch, chán ăn, đau nhức khớp…
  • Nếu mắc bệnh lậu ở miệng còn có các triệu chứng sưng đau ở vòm họng, miệng, bị viêm họng.

Đối với nữ giới còn có các biểu hiện như: Khí hư tiết ra nhiều có mùi hôi, ngứa âm đạo, âm hộ, sưng tấy cổ tử cung… và dễ mắc phải một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ, viêm ống dẫn trứng…

Nguyên nhân gây bệnh lậu

Nguyên nhân gây bệnh lậu

Nguyên nhân chính của bệnh lậu là do song cầu khuẩn lậu gây ra, loại vi khuẩn này có thể tấn công vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau như:

Quan hệ tình dục không an toàn

Nguyên nhân này chiếm đến hơn 90% các trường hợp mắc bệnh lậu. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh lậu đều do quan hệ tình dục không an toàn với người có mầm bệnh. Quan hệ tình dục không an toàn làm lớp niêm mạc ở bộ phận sinh dục bị tổn thương, trầy xước và tạo điều kiện cho vi khuẩn lậu tấn công vào gây bệnh.

Lây truyền gián tiếp

Theo nghiên cứu, vi khuẩn lậu có thể sống được ở môi trường bên ngoài vài giờ nên nếu vô tình tiếp xúc với mầm bệnh qua vết thương, vết xước, dịch mủ… của người mắc bệnh lậu thì có thể khiến vi khuẩn lậu dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của người bình thường.

Một số vật dụng cá nhân như khăn tắm, đồ lót, bàn chải đánh răng, khăn mặt… của người mắc bệnh cũng có thể chứa vi khuẩn nên nếu sử dụng chung những vật dụng này sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lậu.

Lây truyền từ mẹ sang con

Ngoài các con đường trên, bệnh lậu cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời gian mẹ mang thai. Khi mẹ trở dạ, thai nhi đi qua đường âm đạo, cổ tử cung sẽ dễ dính phải vi khuẩn lậu và gặp phải nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển.

Bệnh lậu là một bệnh xã hội gây ra rất nhiều tác hại, biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời thăm khám và chữa trị. Để tránh gặp phải các biến chứng của bệnh lậu, bệnh nhân nên đi thăm khám, điều trị ngay khi mình có các triệu chứng của bệnh.

Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả

Bước đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm để biết chính xác tình trạng, mức độ bệnh lậu, sau đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp đối với từng trường hợp. Hiện tại có rất nhiều cách chữa trị bệnh lậu được áp dụng như:

Dùng thuốc

Thuốc điều trị bệnh lậu ở giai đoạn nhẹ chủ yếu có tác dụng ngăn chặn, ức chế vi khuẩn lậu phát triển. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm giảm các biểu hiện khó chịu, đau nhức của bệnh.

Chú ý: Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào đó khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Kỹ thuật phục hồi gene DHA

Đây được xem là kỹ thuật chữa bệnh lậu tiên tiến, hiện đại được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vào điều trị bệnh lậu. Kỹ thuật DHA chủ yếu sử dụng công nghệ hiện đại nhằm xác định chính xác khu vực có mầm bệnh, sau đó tiêu diệt triệt để vi khuẩn lậu một cách nhanh chóng, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Kỹ thuật DHA điều trị bệnh lậu mang lại một số ưu điểm như:

  • An toàn, không ảnh hưởng tới các khu vực khác trong cơ thể.
  • Hiệu quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn, nhanh chóng.
  • Không đau đớn, không gây biến chứng.
  • Ngăn ngừa bệnh tái phát, hồi phục nhanh sau điều trị.

Trong thời gian chữa bệnh lậu, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau: Kiêng quan hệ tình dục; tuân thủ việc điều trị theo đúng quy định; xây dựng lối sống sinh hoạt hợp lý, lành mạnh; nên điều trị cho cả bạn tình để tránh lây nhiễm chéo.

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội có thể biến chứng thành nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, khả năng sinh sản. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về bệnh lậu, dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị của bệnh. Mọi thông tin nào khác còn thắc vui lòng liên hệ đến Phòng khám đa khoa Thái Hà theo số: 0378.669.440 để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Cập nhật lần cuối: 20-11-2024 09:21:58