Bệnh trĩ là gì? dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Lượt xem: 3157

Bệnh trĩ là bệnh mà có rất nhiều người gặp phải, đặc biệt bệnh ở khu vực tế nhị nên nhiều người chủ quan không đi khám chữa. Thực tế, căn bệnh này có thể không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó lại gây ra rất nhiều phiền toái đến cuộc sống. Trong bài viết dưới đây các chuyên gia sẽ nêu rõ khái niệm, dấu hiệu, điều trị và cách phòng tránh bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (tên tiếng anh là Hemorrhoids) là hiện tượng co dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn, điều này khiến các tĩnh mạch trĩ sưng, căng lên, bệnh trĩ từ đây mà hình thành.

Đây là bệnh lý đại diện cho các bệnh lý thuộc khu vực hậu môn trực tràng, chiếm đến 50% các trường hợp mắc bệnh. Những người mắc bệnh trĩ thường không giới hạn độ tuổi, từ trẻ nhỏ đến người già.

Do sự hình thành của búi trĩ nên những người mắc phải đều có cảm giác khó chịu, vướng cộm, đặc biệt là gặp phải nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, cuộc sống.

Theo nghiên cứu, bệnh trĩ được chia thành nhiều loại:

Bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là sự xuất hiện của búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược, búi trĩ được bao bọc bởi một lớp biểu mô vảy, búi trĩ ngoại thường có màu hồng, có thể phát triển to ra nếu không được xử lý kịp thời.

Do nằm ở ngoài hậu môn nên búi trĩ hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khi phát triển với kích thước lớn, người bệnh luôn gặp phải rất nhiều bất tiện, đặc biệt là cảm giác đau đớn mỗi khi đi đại tiện, tình trạng viêm nhiễm cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội

Khác với trĩ ngoại, trĩ nội thường nằm ở bên trong trực tràng, tức là nằm ở phía trên đường lược và được bao phủ bởi lớp biểu mô chuyển tiếp và lớp niêm mạc.

Búi trĩ nội thường không chứa hoặc chứa rất ít dây thần kinh cảm giác nên người bệnh ít có cảm giác đau và cũng khó nhận biết bởi chúng nằm ở trong trực tràng.

Khi búi trĩ nội phát triển với kích thước lớn, người bệnh thường cảm thấy đau đớn, khó chịu và búi trĩ dễ bị sa ra ngoài hậu môn.

Hỏi bác sĩ ngay

Trĩ hỗn hợp

Là một dạng của bệnh trĩ nhưng có sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại, chiếm tỷ lệ người mắc phải thấp. Khi bị trĩ hỗn hợp, bệnh nhân phải chịu rất nhiều đau đớn do có hai loại búi trĩ xuất hiện.

Phần lớn bệnh trĩ hình thành từ nhiều nguyên nhân như:

  • Mắc chứng táo bón lâu ngày, kéo dài.
  • Thói quen ăn uống không hợp lý, ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, uống ít nước…
  • Lười vận động, ngồi nhiều, ít đi lại.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn, đặc biệt là ở những người đồng tính.
  • Thường xuyên rặn, ngồi lâu mỗi khi đi đại tiện.
  • Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, viêm trực tràng…
  • Những người bị tăng áp lực do ho nhiều, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, làm việc nặng nhọc…
  • Ở những người tuổi cao, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh.

Dấu hiệu của bệnh bệnh trĩ

Những biểu hiện, triệu chứng của bệnh cực kỳ dễ nhận biết:

Chảy máu khi đại tiện

Chảy máu khi đi đại tiện là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ. Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà lượng máu chảy ra sẽ khác nhau.

Khi bệnh mới hình thành, nếu chú ý thì sẽ thấy có một chút máu dính ở phân hoặc dính ở giấy vệ sinh. Về sau, khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, máu sẽ chảy ra nhiều, thường chảy thành tia, giọt.

Dấu hiệu của bệnh trĩ: Sa búi trĩ

Người bệnh khi đi đại tiện sẽ thấy xuất hiện một khối nhỏ ở ngoài hậu môn gọi là búi trĩ. Ban đầu búi trĩ có thể tự lòi vào trong được, về sau búi trĩ không lòi vào trong được mà bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào.

Ở giai đoạn nặng, búi trĩ không lòi vào trong được dù dùng tay đẩy vào. Khi búi trĩ xuất hiện, bệnh nhân luôn cảm thấy vướng víu, khó chịu khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng ít nhiều.

Dấu hiệu của bệnh trĩ: khó chịu tại hậu môn

Khi bị trĩ, hậu môn của bệnh nhân luôn ẩm ướt, ngứa ngáy do khu vực này kích thích tiết dịch. Đồng thời xung quanh hậu môn có các vết nứt kèm biểu hiện sưng tấy, nếu dùng tay gãi mạnh sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm ở hậu môn.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thêm biểu hiện đau rát, khó chịu mỗi khi đi cầu, hậu môn có các nếp gấp, có mùi hôi ở xung quanh hậu môn…

Bệnh trĩ là căn bệnh mà có rất nhiều người cho rằng bệnh nhẹ nên không cần chữa trị. Thực tế thì không riêng gì bệnh trĩ, bệnh lý nào cũng vậy, nếu không chữa trị thì bệnh sẽ tiến triển ở mức độ nặng và gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chính vì vậy, bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ thì nên đi thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt để tránh gặp phải các hậu quả nghiêm trọng của bệnh.

Bác sĩ tư vấn

Điều trị bệnh trĩ

Hiện tại, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ tùy vào mức độ, tình trạng của bệnh. Người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc

Dùng thuốc là phương pháp điều trị cho các trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, búi trĩ có kích thước nhỏ. Thuốc kháng sinh điều trị được bào chế ở dạng uống, bôi, đặt hậu môn có tác dụng làm nhỏ búi trĩ, làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Thuốc điều trị cần được sử dụng đúng liều lượng và phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc chỉ mang lại hiệu quả cho các trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa

Các trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ thăm khám rồi tiến hành điều trị bằng phương pháp ngoại khoa có sử dụng các kỹ thuật điều trị hiện đại nhằm loại bỏ búi trĩ, giúp búi trĩ nhanh rụng và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Trong và sau khi điều trị bệnh trĩ, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giúp mang lại hiệu quả.

Cách phòng tránh bệnh trĩ

Để phòng tránh bệnh trĩ, mọi người có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, rau bina, rau chân vịt, cà rốt, rau đay, rau mồng tơi, chuối, dâu tây, cam, chanh…, các loại thức ăn nhuận tràng nhằm giúp làm mềm phân, việc đi vệ sinh sẽ dễ dàng hơn.
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày, ít nhất từ 2 lít nước.
  • Tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, các chất kích thích như bia, rượu, đồ uống có gas…
  • Rèn luyện đi đại tiện trong ngày. Tránh nhịn đi đại tiện.
  • Chủ động đi lại, vận động nhiều, không nên ngồi, đứng quá lâu.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
  • Chủ động đi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc đi thăm khám ngay khi có biểu hiện bất thường.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh trĩ là gì, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh, hy vọng mọi người có những kiến thức cần thiết. Nếu nhận thấy có triệu chứng bất thường thì hãy đi thăm khám để được điều trị, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí hotline 0337 644 353

Cập nhật lần cuối: 07-05-2020 15:00:28