- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh giang mai /
- Bệnh giang mai: Biểu hiện, nguyên nhân và điều trị
Bệnh giang mai: Biểu hiện, nguyên nhân và điều trị
-
-
Tham vấn: BS.CKI. Đỗ Văn Chiến
-
Lượt xem: 2536
Bệnh giang mai khi không phát hiện để kịp thời chữa trị sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng con người. Giang mai xuất hiện là mối bận tâm của không chỉ người mắc bệnh nói riêng mà còn của toàn xã hội nói chung. Bệnh giang mai là gì, nguyên nhân, biểu hiện và phương hướng điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Thái Hà giải đáp ở trong bài viết dưới đây nhé.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai (syphilis) là bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm chiếm tỷ lệ người tử vong cao. Bệnh xuất hiện do tác nhân gây bệnh chính là xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây nên. Theo thống kê của Tổ chức y tế (WHO) cho biết, trên thế giới mỗi ngày sẽ có khoảng 1000 trường hợp mắc bệnh xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó có khoảng 40% là mắc bệnh giang mai.
Bệnh truyền nhiễm giang mai có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả nam giới và nữ giới. Nhưng thông thường thì nữ giới sẽ chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do cấu tạo cơ quan sinh dục nữ giới thường mở và ngắn. Bên cạnh đó những người có đời sống tình dục phức tạp, có quan hệ đồng tính và có hệ miễn dịch yếu kém cũng là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn hẳn những người khác.
Bệnh giang mai là căn bệnh có sức tàn phá mạnh mẽ. Bệnh khi xuất hiện sẽ gây nên những tổn thương nghiêm trọng đến da và đến các cơ quan trong cơ thể. Bệnh biến chứng thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nên người mắc bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Trong nhóm bệnh xã hội thì bệnh giang mai được đánh giá là một bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm có diễn biến rất phức tạp. Bệnh xuất hiện do một số những nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp và cúng là nguyên nhân chính gây bệnh đó chính là do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Đây là một loại xoắn khuẩn có tốc độ sản sinh theo lối phân chia 30 – 33h/ lần. Xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo gồm khoảng 6 – 14 vòng xoắn, chúng nằm sát nhau và di chuyển theo 3 chiều, cụ thể: chiều dọc hình xoắn ốc, chiều ngang và chiều di động lượn sóng.
Xoắn khuẩn giang mai thích hợp sống ở trong môi trường ẩm ướt. Thực tế đây là một loại xoắn khuẩn yếu, chúng rất dễ chết khi ra khỏi cơ thể người. Trong trường hợp môi trường có nhiệt độ cao hoặc khô ráo quá cũng có thể làm cho xoắn khuẩn chết nhanh chóng.
Nguyên nhân gián tiếp
Bệnh giang mai ngoài nguyên nhân chính là do tác động của xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào gây bệnh ra. Thì bệnh còn lây nhiễm nhanh chóng từ người này sang người khác qua rất nhiều nguyên nhân. Có thể liệt kê một số những con đường lây nhiễm bệnh giang mai cơ bản như:
Lây nhiễm qua đường tình dục: Những người có đời sống tình dục phức tạp, có quan hệ với tình dục với số lượng bạn tình lớn và không phòng tránh thì khả năng nhiễm bệnh giang mai là rất cao. Khi có quan hệ tình dục qua đường miệng thì cũng có thể nhiễm giang mai ở miệng. Đường tình dục được đánh giá là con đường lây nhiễm bệnh giang mai chính chiếm đến 95% tỷ lệ các trường hợp mắc bệnh giang mai hiện nay.
Lây truyền từ mẹ sang con: Chị em trong quá trình mang thai mà bị mắc bệnh giang mai thì khả năng lây nhiễm sang cho con là rất cao, đặc biệt là vào tháng thứ 4 – 6 của thai kỳ thì bệnh có thể lây nhiễm qua đường rốn, nhau thai hoặc nước ối.
Lây truyền qua đường máu: Bệnh giang mai có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua đường máu, khi nhận máu qua bơm kim tiêm chưa được khử trùng cẩn thận thì sẽ gián tiếp lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên thì khả năng xoắn khuẩn lây nhiễm qua đường này là không cao bởi khi có ý định truyền máu hay hiến máu cho người khác thì cũng đã được bác sĩ kiểm tra kỹ càng.
Lây truyền qua những tiếp xúc với vết thương hở ngoài da: Khi có quá trình tiếp xúc ngoài da vào khu vực vết thương hở chứa xoắn khuẩn thì khả năng lây nhiễm bệnh là không tránh khỏi.
Như vậy có thể thấy, bệnh giang mai xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân và cũng lây nhiễm từ người này sang người khác qua nhiều con đường. Người bệnh hãy nắm chắc nguyên nhân gây bệnh này để có quá trình phòng tránh, ngăn ngừa xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh nhé.
Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai
Bệnh giang mai có triệu chứng phổ biến là những tổn thương trên da như: vết loét, các nốt mẩn đỏ trông giống như phát ban. Tuy nhiên do bệnh giang mai phát triển qua rất nhiều giai đoạn, vì vậy mà mỗi một giai đoạn sẽ lại có những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác nhau.
Bệnh giang mai giai đoạn đầu
Người bệnh sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai khoảng 21 ngày thì cơ thể sẽ bắt đầu sẽ những biểu hiện nhận biết ra bên ngoài như:
Xuất hiện săng giang mai: Săng giang mai chính là những vết trợt ở trên da có hình tròn hoặc hình bầu dục, nông, bờ nhẵn và không có mủ, có kích thước từ 0,3 – 3cm.
Săng giang mai thường tập trung ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, cổ tử cung, dương vật, âm đạo, quy đầu, trực tràng, miệng sáo, âm hộ,…
Ngoài săng giang mai thì ở giai đoạn đầu bệnh giang mai còn có hiện tượng nổi hạch, ở những vùng lân cận, hạch này sẽ không gây đau, không gây ngứa và không bị chảy mủ.
Những biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn đầu sẽ xuất hiện 3- 6 tuần sau đó tự dưng biến mất. Trong trường hợp này thì nhiều người nghĩ là mình đã khỏi bệnh, nhưng thực tế là không phải vậy.
Bệnh giang mai giai đoạn 2
Sau khi các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 1 kết thúc thì từ 6 – 12 tuần bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2. Lúc này xoắn khuẩn giang mai đã bắt đầu xâm lấn và lan rộng ra khắp cơ thể.
Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn này là trên da xuất hiện những nốt phát ban màu hồng nhạt, hình tròn, khi ấn vào không gây ngứa mà sẽ biến mất. Thường thì những nốt phát ban này chủ yếu xuất hiện ở sườn, ngực, bụng và hai tay.
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể xuất hiện những nốt phỏng nước trông gần giống như mụn cóc. Xuất hiện những mảng sần với kích cỡ tổn thương khác nhau khi cọ xát sẽ gây chảy nước.
Bên cạnh những triệu chứng trên da và quanh bộ phận sinh dục. Người mắc bệnh còn có một số những biểu hiện như: cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sưng hạch, chán ăn, đau xương.
Cũng giống như giai đoạn 1 thì những biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 2 mặc dù không được điều trị nhưng cũng sẽ tự nhiên biến mất đi sau từ 2 – 6 tuần.
Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Khi bệnh giang mai giai đoạn 2 kết thúc thì sẽ là đến giai đoạn tiềm ẩn. Ở giai đoạn tiềm ẩn thì bệnh giang mai sẽ không có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nhận biết nào của bệnh cả. Hơn nữa do giai đoạn tiềm ẩn không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài nên ở giai đoạn này bệnh cũng sẽ ít có khả năng lây nhiễm hơn cho mọi người hơn so với giai đoạn 1 và 2.
Bệnh nhân ở giai đoạn tiềm ẩn giang mai thường chủ quan nghĩ là mình đã khỏi bệnh nhưng thực tế là không phải như vậy. Trong thời gian diễn ra giai đoạn này thì bệnh đang ủ để chuẩn bị bùng phát lên dữ dội ở giai đoạn sau.
Bệnh giang mai giai đoạn cuối
Tùy vào hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của mỗi người mà bệnh giang mai biến chứng sang giai đoạn cuối vào khoảng thời gian khác nhau. Trung bình thì kể từ khi phát bệnh cho đến giai đoạn cuối thì sẽ xảy ra từ 10 – 30 năm.
Bệnh giang mai giai đoạn cuối có những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Xoắn khuẩn giang mai khi này tác động gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, gây tổn thương cho não, gan, thận, tim mạch, xương khớp.
Xoắn khuẩn Treponema pallidum gây tổn thương não hình thành nên một số bệnh lý như: viêm màng não, mất trí nhớ, động kinh, đột quỵ, đau đầu, co giật, rối loạn tâm thần, mù lòa…
Bên cạnh tổn thương về não là tổn thương đến hệ thống tim mạch: biến chứng bệnh giang mai giai đoạn cuối khi này đó là triệu chứng: phình động mạch chủ, vỡ mạch, hỏng van tim, suy tim,…
Ngoài ra bệnh giang mai giai đoạn cuối còn biến chứng sang hệ thống xương khớp gây lên các bệnh như: tê tứ chi, bại liệt toàn thân, dáng đi bất thường,…
Bệnh giang mai giai đoạn cuối sẽ không còn khả năng lây nhiễm nữa. Có thể nói bước sang thời kỳ này thì bệnh với những chuyển biến và diễn biến phức tạp ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Phương pháp điều trị bệnh giang mai
Nam nữ khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh giang mai thì đừng nên chủ quan mà hãy đến những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám chữa bệnh nhanh chóng. Để có thể xác định chẩn đoán chính xác bệnh giang mai thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện rất nhiều những xét nghiệm từ thông thường cho đến những xét nghiệm chuyên sâu. Sau khi xét nghiệm chẩn đoán bệnh xong thì tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh mà sẽ có phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.
Phương pháp nội khoa
Thuốc kháng sinh chính là thuốc có thể hỗ trợ tiêu diệt đi được sự tồn tại của xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể. Dưới tác dụng của loại thuốc kháng sinh thì những tổn thương của giang mai do xoắn khuẩn gây lên sẽ nhanh chóng được loại bỏ. Liều lượng sử dụng thuốc kháng sinh là bao nhiêu phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh giang mai của mỗi người.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh giang mai ở mức độ nhẹ thì chỉ cần một liều thuốc kháng sinh tiêm vào tĩnh mạch là có thể đủ để điều trị bệnh rồi. Tuy nhiên thì đối với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nặng thì cần phải tiêm kháng sinh liều cao hơn và phải duy trì tối thiểu ít nhất là trong vòng 10 ngày.
Ngoài ra thì với trường hợp chị em bị bệnh giang mai khi mang thai thì bác sĩ sẽ sử dụng điều trị xoắn khuẩn giang mai bằng loại thuốc kháng sinh thay thế khác để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên thì khi mang thai điều trị bệnh sẽ rất khó khăn nên chị em trước khi mang thai nên thăm khám sức khỏe định kỳ trước, chắc chắn sức khỏe của mình ổn định thì hãy mang thai nhé.
Điều trị giang mai bằng thuốc là phương pháp được dễ thực hiện, đơn giản và đồng thời cũng tiết kiệm chi phí được cho người bệnh. Tuy nhiên thì thuốc chỉ có tác dụng khống chế và tiêu diệt xoắn khuẩn gây bệnh ở mức độ nhẹ và chưa biến chứng. Nếu như bệnh nhân mắc bệnh giang mai có phát sinh biến chứng rồi thì cần phải thực hiện phương pháp chữa giang mai khác.
Phương pháp ngoại khoa
Để điều trị bệnh giang mai triệt để và tận gốc thì hiện nay bác sĩ sau quá trình khám bệnh giang mai sẽ thực hiện điều trị giang mai bằng liệu pháp cân bằng tự miễn dịch tế bào. Phương pháp này là sự kết hợp giữa thuốc và vật lý trị liệu để gây ức chế, tiêu diệt và phá hủy đi xoắn khuẩn giang mai.
Cơ chế hoạt động của phương pháp này cụ thể như sau: Thuốc kháng sinh kết hợp với quá trình điều trị tâm lý, vật lý trị liệu sẽ phá vỡ cấu trúc và môi trường sống của xoắn khuẩn. Khi không có môi trường cũng như không có nguồn dinh dưỡng nữa thì xoắn khuẩn sẽ nhanh chóng bị khống chế và bị tiêu diệt.
Ngoài ra, liệu pháp kích thích cân bằng miễn dịch DNA còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Từ đó những tổn thương được hồi phục nhanh chóng, giúp cho người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh để quay trở về hội nhập với cuộc sống bình thường.
Phương pháp điều trị bệnh giang mai bằng liệu pháp cân bằng tự miễn dịch tế bào sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thăm khám
Trước khi tiến hành điều trị thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ thực hiện các xét nghiệm. Mục đích là để xác định được chính xác vị trí gây bệnh cũng như là để đánh giá được mức độ tổn thương, lây lan của xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể người bệnh.
Bước 2: Khống chế vi khuẩn
Khi đã xác định được chi tiết các thông tin về bệnh thì bác sĩ sẽ thực hiện thuốc kháng sinh liều cao để ngăn ngừa sự phát triển của xoắn khuẩn. Khi này thuốc kháng sinh sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn ở cả trong và ngoài.
Bước 3: Tiêu diệt vi khuẩn
Sau khi đã khống chế được sự phát triển của xoắn khuẩn thì bác sĩ tiếp tục kê thuốc kháng sinh liều cao để ức chế phá hủy đi cấu trúc gây bệnh của vi khuẩn. Từ đó vi khuẩn Treponema pallidum được tiêu diệt nhanh chóng. Đồng thời liệu pháp cân bằng tự miễn dịch tế bào sẽ phát ra các bước sóng để ngăn ngừa bệnh tái phát và phục hồi những tổn thương trước đó.
Bước 4: Tăng cường hệ miễn dịch
Sau khi tiêu diệt hoàn toàn đi xoắn khuẩn gây bệnh thì bệnh nhân sẽ được chăm sóc cẩn thận và chu đáo để lấy lại thể lực và sức đề kháng trước đây. Đồng thời cũng củng cố hiệu quả điều trị để khắc phục đi được mọi tổn thương của bệnh.
Liệu pháp cân bằng tự miễn dịch tế bào được đánh giá là phương pháp chữa bệnh tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp đem đến những ưu điểm vượt trội như sau:
- Phương pháp định vị chính xác vị trí gây bệnh, từ đó tiêu diệt triệt để vi khuẩn mà không gây tổn thương cho những khu vực lân cận.
- Liệu pháp đem lại hiệu quả cao, xoắn khuẩn gây bệnh được tiêu diệt nhanh chóng.
- Liệu pháp cân bằng miễn dịch áp dụng kỹ thuật nhiệt tiên tiến nên vô cùng an toàn và không gây viêm nhiễm, biến chứng trong quá trình điều trị.
- Bệnh chẳng những tiêu diệt được tận gốc mầm bệnh mà còn khống chế và chặn đứng nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Một số lưu ý để quá trình điều trị bệnh giang mai đem lại hiệu quả cao nhất.
Bệnh giang mai gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như sức khỏe, những biến chứng do bệnh gây nên tác động trực tiếp đến tính mạng. Vì vậy mà quá trình phòng chống, ngăn ngừa bệnh xuất hiện là vô cùng quan trọng. Để chữa bệnh giang mai mang lại hiệu quả cao nhất thì người bệnh nên lưu ý một số những vấn đề sau:
- Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được chữa khỏi hẳn. Đồng thời sau điều trị cũng nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh để phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát.
- Giữ gìn và vệ sinh cá nhân sạch sẽ để không tạo môi trường trú ẩn của vi khuẩn.
- Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý và khoa học.
- Trong quá trình điều trị nếu như gặp bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào thì cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến bệnh giang mai mà bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Thái Hà gửi đến bạn. Bệnh giang mai tiềm ẩn nguy cơ biến chứng rất cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng nên các bạn tuyệt đối đừng nên chủ quan. Khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường thì hãy đi thăm khám để điều trị càng sớm càng tốt. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh thì có thể liên hệ với chúng tôi theo số 0337 644 353 để được hỗ trợ nhé.
Cập nhật lần cuối: 20-03-2020 16:38:14