- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh giang mai /
- Bệnh giang mai có chữa được không? Chữa bằng cách nào?
Bệnh giang mai có chữa được không? Chữa bằng cách nào?
-
-
Tham vấn: BS.CKI. Đỗ Văn Chiến
Bệnh giang mai là bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm và có diễn biến rất phức tạp, bệnh thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh giang mai có chữa được không? Chữa bằng cách nào? Là thắc mắc của số đông người mắc bệnh hiện nay. Sau đây bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho vấn đề này.
Khái quát về bệnh giang mai
Bệnh giang mai hay còn có tên gọi khác là bệnh hoa liễu, là bệnh xã hội nguy hiểm do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Theo như một số nguồn thông tin cho biết, bệnh giang mai được đánh giá là một bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm, mức độ nguy hiểm của nó chỉ đứng sau bệnh HIV/AIDS.
Xoắn khuẩn giang mai có tốc độ lây lan chóng mặt. Chủ yếu bệnh sẽ lây nhiễm từ người này sang người khác qua con đường tình dục. Bên cạnh đó bệnh cũng có thể lây nhiễm qua những tiếp xúc với mầm bệnh qua vết thương hở, qua đường máu hay qua từ mẹ sang con.
Bệnh giang mai không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý mà còn gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe. Người mắc bệnh giang mai nếu không được chữa trị kịp thời thì xoắn khuẩn giang mai sẽ nhanh chóng ăn sâu vào bên trong, gây nguy hiểm đến các cơ quan trong cơ thể như: hệ thần kinh, mắt, xương khớp,… Hiện nay, bệnh đang là nỗi lo lắng chung của toàn xã hội.
Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?
Để trả lời cho thắc mắc này thì bác sĩ Đỗ Văn Chiến – bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội của phòng khám đa khoa Thái Hà có đưa ra lời giải đáp như sau: Bệnh giang mai có chữa được hay không là tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh của mỗi người.
Bệnh giang mai giai đoạn 1
Sau khi hết thời gian ủ bệnh thì bệnh giang mai sẽ bước vào giai đoạn 1. Ở giai đoạn đầu thì bệnh bắt đầu sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài, thường là ở bộ phận sinh dục hay môi, miệng như:
Trên cơ thể xuất hiện những vết trượt trên da có màu hồng hoặc đỏ, có bán kính từ 1 – 2 cm và có viền trắng. Đây chính là săng giang mai – biểu hiện nhận biết cụ thể và đầu tiên của bệnh giang mai.
Ngoài săng giang mai ra thì biểu hiện của giang mai còn là hạch ở một số vùng lân cận.
Bệnh giang mai giai đoạn đầu khi những triệu chứng của bệnh còn nhẹ thì có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Có thể nói, ở giai đoạn này bệnh giang mai có thể chữa khỏi dễ dàng và không hề gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, do những triệu biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn đầu thường chỉ nổi lên trong vòng 3 – 6 tuần rồi nhanh chóng biến mất nên nhiều người mắc bệnh thường chủ quan không đi khám chữa.
Bệnh giang mai giai đoạn 2
Khoảng 45 ngày sau khi giai đoạn 1 kết thúc thì bệnh giang mai sẽ bước sang giai đoạn 2. Ở giai đoạn này thì xoắn khuẩn giang mai sẽ bắt đầu lan rộng ra toàn khắp cơ thể.
Trên da nổi lên những nốt phát ban màu hồng nhạt nhìn gần giống như vảy nến, không gây ngứa nhưng khi cọ xát thì rất dễ bị chảy nước và viêm loét.
Các nốt giang mai này khi dùng tay ấn vào sẽ biến mất và sẽ trở lại bình thường khi thả tay ra.
Người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau cơ,…
Các triệu chứng của giai đoạn 2 cũng có thể tự nhiên biến mất đi sau khoảng 2 – 6 tuần. Ở giai đoạn này thì những triệu chứng của bệnh giang mai đã phát triển nặng nề hơn. Vì vậy quá trình điều trị bệnh sẽ không được dễ dàng như ở giai đoạn 1 nữa. Tuy nhiên, với sự hiện đại của y học hiện nay thì bệnh giang mai vẫn còn thể chữa được.
Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Sau khi giai đoạn 2 kết thúc thì bệnh sẽ bước sang giai đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn tiềm ẩn thường bệnh nhân sẽ không thế có bất kỳ một biểu hiện hay triệu chứng nào ra bên ngoài. Tuy nhiên, điều này không có nghĩ là bệnh đã khỏi mà là bệnh đang ủ, vẫn đang phát triển để chuẩn bị bùng phát mạnh mẽ vào giai đoạn cuối.
Ở giai đoạn tiềm ẩn nhiều người bệnh chủ quan không đi khám chữa và điều trị vì thấy bệnh không có biểu hiện cụ thể. Chính điều này đã gián tiếp đẩy sức khỏe và tính mạng vào vòng nguy hiểm.
Bệnh giang mai giai đoạn cuối
Tùy thuộc vào hệ miễn dịch và sức đề kháng trong cơ thể mà mỗi người sẽ có thời gian bước vào giai đoạn cuối khác nhau. Thường thì sau khoảng 10 – 30 năm kể từ khi nhiễm bệnh thì bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn cuối. Giang mai giai đoạn cuối sẽ gây nên những tổn thương nặng nề trên toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra, ở giai đoạn này thì bệnh còn biến chứng gây tổn thương đến não, đến hệ thống dây thần kinh, tim mạch, máu, gan và xương khớp. Bệnh giang mai giai đoạn này thường có những dấu hiệu và triệu chứng như:
- Dáng đi bất thường, bị tê tứ chi.
- Não bị tổn thương gây mất trí nhớ, thường xuyên đau đầu và bị rối loạn tâm thần.
- Mắt bị mù lòa, chân tay bị bại liệt, vỡ mạch, viêm động mạch,…
- Giai đoạn cuối bệnh có thể dẫn đến tử vong và đột quỵ bất cứ lúc nào.
Bệnh giang mai giai đoạn cuối vô cùng khó điều trị. Nhiều người lo lắng không biết bệnh giang mai giai đoạn cuối có chữa khỏi được không thì bác sĩ có chia sẻ rằng: Với sự tiến bộ của y khoa thì thực tế bệnh giang mai giai đoạn này vẫn có thể chữa khỏi, nhưng quá trình chữa bệnh sẽ rất phức tạp, lâu và khó khăn. Ngoài ra còn đòi hỏi phải được áp dụng phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại và các bác sĩ tham gia điều trị phải là bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giỏi thì mới có hy vọng chữa khỏi được bệnh.
Để bệnh giang mai có thể chữa khỏi được hoàn toàn, nhanh chóng thì người mắc bệnh giang mai nên đi khám chữa bệnh ngay từ khi bệnh chỉ mới ở giai đoạn 1. Bệnh giang mai giai đoạn cuối thực sự rất khó điều trị và chi phí chữa bệnh lúc này cũng sẽ rất tốn kém.
Phương pháp chữa bệnh giang mai hiệu quả
Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ định hướng phương pháp chữa bệnh phù hợp. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị bệnh giang mai chính, đó là: chữa bệnh giang mai bằng thuốc và chữa bệnh giang mai bằng phương pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào.
Sử dụng thuốc để chữa bệnh giang mai
Thuốc để chữa bệnh giang mai thường là thuốc kháng sinh đặc hiệu có tác dụng tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai. Tùy thuộc vào sức đề kháng, hệ miễn dịch và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê khai liều lượng sử dụng thuốc cho mỗi người mỗi khác.
- Bệnh giang mai nếu như kịp thời phát hiện ở giai đoạn đầu thì sẽ có liều lượng sử dụng thuốc ít. Có khi chỉ cần một liều thuốc tiêm tĩnh mạch là đã có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai.
- Trường hợp bệnh giang mai để lâu không được chữa trị sẽ chuyển sang giai đoạn cuối. Ở giai đoạn cuối thì sẽ phải tiêm thuốc với liều lượng cao và phải tiêm tối thiểu trong 10 ngày thì mới có tác dụng.
Trong quá trình sử dụng thuốc để chữa bệnh giang mai thì người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhà tự sử dụng vì điều này sẽ rất nguy hiểm.
- Cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn và sự chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất.
Phương pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào
Liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào là phương pháp chữa bệnh kết hợp giữa thuốc và vật lý trị liệu. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này theo 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Khống chế sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai
Bước 2: Sau khi đã khống chế được sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai rồi thì sẽ bắt đầu tiêu diệt chúng.
Bước 3: Ứng dụng liệu pháp cân bằng miễn dịch để tăng cường miễn dịch cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và khắc phục vùng da bị tổn thương.
Liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào được đánh giá là phương pháp chữa tận gốc bệnh giang mai hiện đại và tân tiến nhất hiện nay. Phương pháp này mang lại ưu điểm vượt trội:
- Cách chữa giang mai này có hiệu quả cao và an toàn, liệu pháp không hề gây biến chứng.
- Hệ thống tiêu diệt chính xác vi khuẩn và không làm tổn thương đến các tế bào xung quanh.
- Phương pháp không chỉ tiêu diệt tận gốc vi khuẩn mà còn ngăn đứng nguy cơ tái phát bệnh.
Trên đây là lời giải đáp của bác sĩ Đỗ Văn Chiến trả lời cho thắc mắc “Bệnh giang mai có chữa được không? Chữa bằng cách nào?" Với giải đáp thắc mắc chi tiết và cụ thể này chắc chắn bạn đã hiểu hơn về vấn đề cũng như tích lũy được cho mình thêm được một nguồn kiến thức y khoa bổ ích. Nếu như còn thắc mắc nào khác thì có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline (Zalo): 0337.644.353 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Cập nhật lần cuối: 27-05-2020 14:31:44