Viêm bàng quang là gì? nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị

Lượt xem: 2227

Bệnh viêm bàng quang được biết đến là một trong những bệnh lý có liên quan đến bàng quang – một cơ quan trong cơ thể con người. Vì nhiều thói quen sinh hoạt không lành mạnh nên có rất nhiều người mắc phải bệnh viêm bàng quang, kể cả nam giới và nữ giới. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm bàng quang, nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị bệnh viêm bàng quang, các bạn có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm bàng quang là gì?

Bệnh viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như nhiễm trùng bàng quang hay nhiễm trùng tiểu dưới. Đây là tình trạng viêm nhiễm, lở loét do các tác nhân như nấm, vi khuẩn tấn công gây ra.

Bệnh viêm bàng quang được coi là một dạng của nhiễm trùng đường tiết niệu và chiếm trên 50% các trường hợp mắc phải.

Bệnh được chia thành 2 loại chính:

  • Viêm bàng quang cấp tính
  • Viêm bàng quang mãn tính

Tình trạng nhiễm trùng tại bàng quang không chỉ gây ra nhiều biểu hiện đau, khó chịu cho bệnh nhân mà nó còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm vùng chậu…

Nghiêm trọng hơn nếu bệnh cứ tái phát lại nhiều lần gây ra bao bất tiện cho bệnh nhân và thậm chí là gây nguy hiểm tới tính mạng nếu tình trạng viêm nhiễm lây lan sang khu vực thận, dễ dẫn đến nhiễm trùng thận.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm bàng quang thì bệnh nhân nên đi khám chữa ngay khi có các triệu chứng của bệnh viêm bàng quang.

Nguyên nhân viêm bàng quang

Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang là do vi khuẩn E.coli đi từ niệu đạo và sinh sôi phát triển ở khu vực bàng quang. Theo báo cáo, các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn này gây ra.

Ngoài ra, còn có thêm một số vi khuẩn khác từ bên ngoài cũng có thể gây nên hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu như vi khuẩn klebsiella pneumoniae, vi khuẩn citrobacter, proteus mirabilis… hay một số loại vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn như vi khuẩn Mycoplasma, Chlamydia, Trichomonas…

Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn, viêm bàng quang còn bắt nguồn một số nguyên nhân, yếu tố sau:

  • Vệ sinh không sạch sẽ, không đúng cách khiến các vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng bàng quang.
  • Quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ không an toàn hoặc quan hệ với người mắc các bệnh viêm nhiễm khác.
  • Do bệnh viêm bàng quang kẽ nhưng hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể.
  • Do việc sử dụng các loại sản phẩm có chứa hóa chất hoặc dị ứng với dung dịch vệ sinh, xà phòng tạo bọt, thuốc diệt tinh trùng, sữa tắm…
  • Do biến chứng của một số bệnh lý như sỏi thận, tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư phụ khoa, chấn thương tủy sống, viêm vùng chậu…
  • Một số loại thuốc có tác dụng phụ dẫn đến nhiễm trùng ở bàng quang như thuốc hóa trị, thuốc hóa trị liệu.
  • Sử dụng thiết bị y tế như ống thông tiểu trong khoảng thời gian dài khiến vùng mô bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng.
  • Ở phụ nữ đang mang thai, đang sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, HIV hoặc đang điều trị các bệnh ung thư hoặc đang điều trị bệnh ở khu vực xương chậu.
  • Người được chẩn đoán có sỏi trong bàng quang.

bác sĩ tư vấn

Dấu hiệu viêm bàng quang

Các biểu hiện, triệu chứng thường gặp của bệnh viêm bàng quang bao gồm:

  • Có cảm giác buồn tiểu nhưng tiểu ít, đi tiểu nhiều lần, đau rát khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, có cảm giác buồn tiểu khi vừa tiểu xong, thậm chí là đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
  • Nước tiểu cũng có sự thay đổi, chuyền từ màu vàng trong sang màu vàng đậm, vàng đục. Khi bệnh tiến triển ở giai đoạn nghiêm trọng, nước tiểu có lẫn mủ, máu và mùi hôi khó chịu.
  • Người bệnh còn có biểu hiện đau tức vùng bụng dưới, nhất là đau khi đi tiểu. Cơn đau cũng xuất hiện tại các vị trí như vùng sống lưng, vùng xương chậu làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Đối với nữ giới còn cảm thấy đau tại vùng âm hộ, niệu đạo. Sau khi đi tiểu, cơn đau sẽ giảm xuống.
  • Trong một số trường hợp còn có các dịch mủ màu xanh xuất hiện tại đầu niệu đạo.

Ngoài ra, bệnh nhân khi bị viêm bàng quang cũng có các triệu chứng như: Người mệt mỏi, đau lưng nhẹ, sốt…

Cách điều trị bệnh viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang cần được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng xảy ra. Do đó, bệnh nhân nên đi thăm khám và chữa trị ngay khi cơ thể có các triệu chứng, biểu hiện của bệnh. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, mức độ mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị viêm bàng quang bằng phương pháp nội khoa

Các trường hợp viêm bàng quang ở mức độ nhẹ, do vi khuẩn gây ra thường được chỉ định các loại thuốc điều trị có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, kháng viêm, làm lành, hồi phục các viêm nhiễm, tổn thương do vi khuẩn gây ra.

Đối với từng trường hợp bệnh sẽ có liều lượng và loại thuốc khác nhau do bác sĩ kê đơn. Do đó bệnh nhân nên đi thăm khám và tuân thủ theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị ngoại khoa

Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cho các trường hợp viêm bàng quang khi tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng dẫn đến tắc nghẽn cổ bàng quang, bàng quang có sỏi hoặc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả.

Khi bị viêm bàng quang, bệnh nhân không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám, chữa trị ngay bởi nếu để lâu, bệnh sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh cũng khá dễ để nhận biết, do đó bệnh nhân nên chú ý.

Gói khám ưu đãi

Cập nhật lần cuối: 24-06-2020 15:51:35